Tag

autothanhphong

Browsing

Trong các bộ phận trên xe oto, hệ thống phanh được đánh giá rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến quá trình haojt động cũng như tính mạng của chủ xe.  Hệ thống phanh có công dụng giảm tốc độ của ô tô đến một giá trị cần thiết hoặc dừng hẳn và giữ cho ô tô dừng đỗ trên các đường dốc. Nếu không có hệ thống phanh, chúng ta không thể điều khiển tốc độ chiếc xe của mình theo ý muốn, do đó nó là một hệ thống rất quan trọng trên ô tô. Vậy hệ thống phanh trên xe oto hoạt động như thế nào? 

Phân loại hệ thống phanh

Hệ thống phanh là một hệ thống rất quan trọng trên ô tô, có rất nhiều loại hệ thống phanh được trang bị trên ô tô hiện nay như phanh chính, phanh dừng, phanh tang trống (phanh tăng bua), phanh đĩa… Theo đó hệ thống phanh được phân loại như sau:

Theo mục đích sử dụng

+ Hệ thống phanh chính (hay còn gọi là phanh chân) được sử dụng trên ô tô để làm giảm tốc độ của ô tô theo mong muốn của người lái, nó được trang bị trên tất cả các bánh xe ở cầu trước và sau của ô tô.

+ Hệ thống phanh dừng được sử dụng để giữ cho ô tô ở trạng thái đứng yên. Nó thường được vận hành bằng tay, do đó nó còn được gọi là phanh tay. Chức năng chính của loại hệ thống phanh này là giữ cho ô tô ở trạng thái đứng yên khi dừng xe trên đường bằng hoặc đèo dốc.

Theo kết cấu của cơ cấu phanh

Cơ cấu phanh guốc (phanh tang trống)

+ Cơ cấu phanh tang trống (hay còn gọi là phanh tăng bua) bao gồm hai cụm má phanh (bố thắng) được gắn cố định định trên cầu xe, các má phanh được dẫn động bởi các xylanh phanh bánh xe (heo con) hoặc bằng các đòn dẫn cơ khí, một trống phanh (tăng bua) chụp bên ngoài cụm má phanh, trên trống phanh có các lỗ để gắn lên trục quay bánh xe. Lưu ý rằng, trống phanh sẽ quay cùng với bánh xe trong khi đó má phanh sẽ đứng yên.

Ưu điểm của cơ cấu phanh tang trống

+ Do phanh tang trống có một trống phanh chụp che đậy má phanh bên trong nên có thể tránh được bùn đất, bụi bẩn bám lên bề mặt giữa má phanh và trống phanh gây mài mòn lớn.

+ Dễ dàng bố trí phanh tay và phanh chân trên cùng một cơ cấu phanh làm giảm chi phí cho chiếc xe.

Nhược điểm:

+ Nhược điểm thường thấy của cơ cấu phanh này là khi mạt sắt sinh ra bên trong trống phanh, nó sẽ khó thoát ra ngoài được do đó làm tăng sự mài mòn và hư hỏng nhanh của má phanh và trống phanh.

+ Khả năng thoát nhiệt của nó rất khó khăn, do đó dễ dẫn tới tình trạng mất phanh khi người lái thực hiện rà phanh liên tục.

Cơ cấu phanh tang trống (phanh tăng bua) thường được bố trí trên các dòng xe có trọng tải lớn như xe tải, xe khách, xe chuyên dùng, ngoài ra nó cũng được bố trí trên cầu sau của các dòng xe như TOYOTA Fortuner, Hilux, Land Cruiser; FORD Everest, Escape; HONDA CRV, City; NISSAN X-trail, Navara; CHEVROLET Colorado…

Cơ cấu phanh đĩa (thắng đĩa)

Cơ cấu phanh đĩa bao gồm một đĩa thép được gắn cố định bằng bu long trên moay ơ trục bánh xe, một giá đỡ (hay còn gọi là caliper hay cùm phanh) và các má phanh (bố thắng). Giá đỡ được gắn trên vỏ cầu nên nó sẽ cố định, trong khi đó đĩa phanh sẽ quay cùng với bánh xe.

Trên giá đỡ có bố trí các xy lanh thủy lực và các má phanh. Khi người lái đạp phanh, piston sẽ di chuyển làm cho các má phanh ép sát vào đĩa phanh để thực hiện quá trình phanh. Một hệ thống phanh sử dụng cơ cấu phanh đĩa luôn đi kèm với hệ thống dẫn động phanh bằng thủy lực.

Hiện nay, giá đỡ cơ cấu phanh đĩa thường được chia làm hai loại: loại cố định có các piston được bố trí hai phía (hai mặt) so với đĩa phanh và loại di động có các piston được bố trí một phía so với đĩa phanh. Loại giá đỡ di động được sử dụng phổ biến hơn cả do kết cấu gọn nhẹ của nó.

Ưu điểm của cơ cấu phanh đĩa
+ khả năng giải nhiệt tốt, do đó khả năng bị mất phanh khi người lái rà phanh liên tục sẽ xảy ra chậm hơn.

+ Hiểu quả phanh cũng cao hơn cơ cấu phanh tang trống sau một thời gian dài sử dụng.

+ Ưu điểm nổ bật nhất của nó là khả năng tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh với đĩa phanh làm cho khe hở này luôn không đổi dù má phanh mòn, dó đó thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh luôn không đổi so với một vài hệ thống phanh sử dụng cơ cấu phanh tang trống được bố trí trên các dòng xe du lịch.

Hệ thống phanh đĩa được sử dụng trên tất cả các dòng xe du lịch như: TOYOTA Vios, Innova, Altis, Camrry, Fortuner; HONDA City, Civic, CRV; KIA Morning, Cerato, Sedona; HYUNDAI i10, Elantra; MAZDA 2, 3, 6, CX5…. Hay cả trên các dòng xe hạng cao cấp của Mercedes-Benz, BMW, Audi, Range Rover, Lexus, Acura, Porsche…

Theo kiểu dẫn động phanh

Hệ thống phanh dẫn động cơ khí

Hệ thống phanh dẫn động cơ khí (hay còn gọi là dẫn động bằng dây cáp) thường được sử dụng trên các dòng xe đời cũ. Hiện nay, kiểu dẫn động phanh này chỉ được sử dụng cho hệ thống phanh dừng, đây là yêu cầu bắt buộc đối với hệ thống phanh dừng để đảm bảo độ tin cậy và độ an toàn của hệ thống phanh dừng.

Lý do hệ thống phanh dẫn động cơ khí ít được sử dụng là do kết cấu phức tạp của nó, việc bố trí các điểm nối dây cáp tới cơ cấu phanh tại bánh xe rất khó khăn và phức tạp. Để khắc phục tình trạng đó, các nhà sản xuất đã thiết kế ra hệ thống phanh dẫn động thủy lực.

Hệ thống phanh dẫn động thủy lực

Đây là loại dẫn động phanh được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay trên các dòng xe du lịch của các nhà sản xuất như TOYOTA, HONDA, KIA, MAZDA, HYUNDAI… Nó hoạt động dựa theo định luật Pascal, kết cấu của nó được giải thích như hình dưới đây:

Hệ thống phanh dẫn động thủy lực thường đi kèm với một bộ trợ lực phanh chân không (bầu trợ lực phanh) để làm giảm sự mệt mỏi cho người lái đồng thời đảm bảo hiệu quả phanh luôn ổn định.

Hệ thống phanh dẫn động khí nén

Hệ thống phanh dẫn động khí nén chủ yếu được bố trí trên các dòng xe tải nặng, xe đầu kéo, sơ mi rơ moóc…do yêu cầu của loại dẫn động phanh này là phải có một máy nén khí được bố trí trên xe.

Hệ thống phanh dẫn động kết hợp thủy lực – khí nén

Loại dẫn động phanh này thường chỉ bố trí trên các dòng xe tải nặng và xe chuyên dùng.

Các loại hệ thống phanh hiện đại

Phanh điện từ (Magnetic Brakes)

Đây là một dạng của hệ thống phanh, từ trường được sinh ra bởi các nam châm vĩnh cửu được sử dụng để thực hiện phanh bánh xe. Đây là hệ thống phanh không có ma sát do đó sẽ không có sự mài mòn xảy ra, bên cạnh đó, cũng không có bất kỳ áp suất nào bên trong hệ thống phanh. Thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh điện từ rất ngắn do đó nó là một hệ thống phanh rất an toàn và tin cậy.

Phanh dừng dẫn động điện – điều khiển điện tử (Electronic Parking Brake)

Đúng như tên gọi của nó, hệ thống phanh dừng này thực chất chỉ thay đổi phương pháp dẫn động cơ khí (cáp) bằng dẫn động điện và được điều khiển điện tử. Một công tắc phanh được bố trí bên cạnh cần số, khi người lái nhấn công tắc, mô tơ điện sẽ quay và ép má phanh vào đĩa phanh tạo ra sự phanh.

Để nhả phanh, người lái chỉ cần khởi động động cơ và lái xe đi, hệ thống phanh sẽ tự động ngắt phanh trước khi chiếc xe bắt đầu di chuyển mà không cần phải nhấn công tắc. Hệ thống phanh này còn được gọi là phanh tay điện tử, nó được trang bị trên nhiều dòng xe cao cấp của các nhà sản xuất: Mercedes-Benz, Audi, BMW, Lexus, Volvo, Porsche…

Phanh điện (Electrical Brake)

Đây là loại hệ thống phanh sử dụng trên xe điện, sự phanh được thực hiện bằng chính các mô tơ điện dẫn động bánh xe. Khi người lái đạp phanh, mô tơ điện sẽ bị đổi chức năng của nó thành máy phát điện, động năng di chuyển của xe sẽ được chuyển hóa thành điện năng và các dạng năng lượng khác để thực hiện sự phanh. Cụm từ “phanh tái sinh” sẽ được nhắc tới rất nhiều khi những chiếc xe điện được sản xuất tại Việt Nam.

Hệ thống phanh điện tử (Electronic Braking System)

Việc điều khiển các chi tiết của hệ thống phanh bằng điện tử giúp làm giảm thời gian chậm tác dụng của hệ thống phanh. Do đó, nó giảm quãng đường phanh một cách đáng kể, từ đó tránh được các tai nạn không mong muốn. Hệ thống phanh được trang bị tính năng chống bó cứng má phanh ABS sẽ giúp việc lái xe ổn định hơn, giảm thiểu tình trạng mất kiểm soát khi phanh.

Dưới đây Thanh Phong Auto xin liệu kê một vài hệ thống kết hợp với hệ thống phanh để tăng hiệu quả phanh:

+ Hệ thống ổn định thân xe (ESC, ESP…).

+ Hệ thống cảnh báo va chạm với xe phía trước (ACC)

+ Hệ thống chống bó cứng má phanh (ABS) và hệ thống chống trượt vi sai (DSR)

+ Hệ thống điều khiển lực kéo tự động (ATC)

Để hiểu rõ hơn và các hệ thống điều khiển điện tử này, hãy cũng Thanh Phong Auto tham khảo các bài viết tiếp theo nhé!

Hầu hết các dòng xe hiện nay như: TOYOTA Vios, Altis, Innova, Fortuner; KIA morning, Cerato; Mazda 3, CX5; HYUNDAI i10, i20; FORD Focus, Ranger… đều được trang bị tính năng chống bó cứng má phanh ABS để đảm bảo an toàn cho người ngồi trên xe.

Dầu phanh

Dầu phanh là một loại chất lỏng đạt tiêu chuẩn nhất định được sử dụng bên trong hệ thống phanh để thực hiện dẫn động phanh. Hệ thống phanh trong quá trình hoạt động sinh ra một lượng nhiệt rất lớn, do đó dầu phanh phải có khả năng chịu nhiệt độ cao và không bị đóng băng trong các điều kiện vận hành.

Dầu phanh được nghiên cứu sản xuất để bảo vệ các chi tiết của hệ thống phanh khỏi sự oxi hóa.

Mỗi loại xe sẽ yêu cầu một loại dầu phanh có tiêu chuẩn nhất định, thường là DOT3 hoặc DOT4. Các dòng xe hiện nay thường áp dụng tiêu chuẩn dầu phanh DOT4 để đảm bảo sự hoạt động tốt của các chi tiết bên trong hệ thống phanh. Việc pha trộn dầu phanh có các tiêu chuẩn khác nhau sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng cho hệ thống phanh trên xe của bạn dẫn tới sự mất an toàn khi vận hành.

Những hư hỏng thường gặp của hệ thống phanh

Trong quá trình hoạt động, hệ thống phanh sẽ phát sinh ra các hư hỏng mà người lái cần quan tâm như:

+ Tiếng kêu “rít”, “két” báo hiệu má phanh đã mòn và cần thay thế, việc thay thế má phanh (bố thắng) luôn phải đi kèm với vớt đĩa phanh (đĩa thắng) để đảm an toàn và ổn định.

+ Nếu bạn cảm thấy bàn đạp phanh rất nhẹ khi thực hiện phanh, điều đó có nghĩa rằng có bọt khí bên trong đường ống dầu, bạn nên đến Thanh Phong Auto đễ được khắc phục ngay lặp tức.

+ Cơ cấu phanh sau một thời gian sử dụng sẽ có các mạt sắt và bụi bẩn bám trên đĩa phanh, trống phanh và má phanh, do đó cần được vệ sinh định kỳ.

+ Đèn báo lỗi đèn phanh hiển thị trên màn hình taplo do thiếu hụt dầu phanh hoặc má phanh đã mòn gần hết.

+ Đèn báo lỗi ABS hiển thị có thể do sự hư hỏng của các cảm biến tốc độ bánh xe, các dây cảm biến có thể bị đứt hoặc bộ phân phối dầu phanh điện tử có sự cố.

+ Đối với phanh tay điện tử: hư hỏng có thể xảy ra với các mạch điện, công tắc, cầu chì, mô tơ chấp hành hay thậm chỉ cả bộ điều khiển… làm cho phanh tay không hoạt động.

+ Và các lỗi thường gặp khác …

Nguồn bài: https://thanhphongauto.com/he-thong-phanh/

Xe Đức từ xưa đã rất nổi tiếng trên thếgiới với chất lượng và độ bền cao. Các hàng oto Đức sau nhiều năm tạo dấu ấn sâu đậm trong lòng người dùng, đặc biệt như BMW, Audi, Merc,.. Hãy cùng chúng điểm danh các hãng xe hơi nổi tiếng của Đức nhé.

1.Hãng xe Audi

Hãng xe Audi được thành lập vào năm 1909, tính đến nay thương hiệu này đã có trên 100 năm thành lập, có gần 50 năm là thương hiệu được chọn làm đại diện cho những dòng xe cao cấp trên thế giới. Hãng xe Audi là một trong những cái tên luôn nhận được sự tin tưởng, trân trọng và lòng tin, sự đam mê của người yêu thích xe hơi Đức.

Hiện tại hãng xe Audi là một trong những thương hiệu của xe cao cấp được bán rất chạy trên toàn thế giới, hãng xe này dường đi đã thống trị phần lớn thị trường đắt giá tại Châu Âu, Bắc Mỹ, Châu Á. Với mỗi một chiếc xe của hãng xe Audi được sản xuất, xuất xưởng nó không chỉ sẽ đáp ứng tốt cho nhu cầu về phương tiện đi lại, nó còn chính là thương hiệu để nâng tấm giá trị, thể hiện đẳng cấp của xe hơi thực sự.

Sử dụng hãng xe Audi khách hàng sẽ được trải nghiệm nền công nghệ hàng đầu trên thế giới như: hệ thống dẫn động cơ Quattro, hệ thống tự lái, hộp số ly hợp kép DSG, hệ thống giải trí Full-Digital,… Hãng xe này còn trang bị thêm nhiều tính năng mới, đạt tiêu chuẩn cho những thế hệ mới của mình như: hai cổng USB ở phía trước, Apple CarPlay và Android Auto, hai cổng USB và một ổ cắm 12V ở hàng ghế sau để cùng kết nối Wi-Fi.

2. Hãng xe BMW

Hãng xe BMW được thành lập vào năm 1916, đây cũng là hãng xe hơi có tuổi đời gần 100 năm ở Đức. Thương hiệu này nổi tiếng khi cho ra đời nhiều mẫu xe có hiệu suất cao, có kiểu dáng thể thao và cực kỳ mạnh mẽ. Đối với hãng xe BMW, ngoài việc là một thương hiệu xe hơi hạng sang thì cũng là một thương hiệu tiêu biểu ở khu vực Châu Âu, đứng đầu về mặt giá trị so với những thương hiệu khác ở trong tất cả các lĩnh vực.

Những xe nổi tiếng thuộc hãng BMW cần kể đến như là: 320i, 520i và 720i. Ngoài ra, tập đoàn BMW toàn cầu còn sở hữu thêm những thương hiệu rất nỗi tiếng ở trên Thế giới như: Mini Cooper, Rolls-Royce.

3. Hãng xe Mercedes-Benz

Hãng xe Mercedes-Benz được thành lập vào năm 1967, đây được xem là một trong những nhà sản xuất xe hơi đầu tiên và còn tồn tại đến tận bây giờ trên thế giới. Hãng xe Mercedes-Benz là hãng xe hơi ở Đức có mức doanh thu đạt kỷ lục theo mỗi năm, là sự lựa chọn cực kỳ hoàn hảo mà hiện tại nhiều người ưa thích.

Theo thống kê, trong năm 2017 thì số xe Mercedes-Benz được bán ra là vào khoảng 2,3 triệu xe con số này tăng đến 10% so với năm 2016. Con số đó cũng cho thấy sự ổn định, 7 năm liên tiếp xe Mercedes-Benz có mức kỷ lục.

Biểu tượng của xe Mercedes-Benz là có ngôi sao 3 cánh cực kỳ quen thuộc, nổi tiếng với nhiều người. Biểu tượng logo này cực kỳ “phong thủy” nên Mercedes-Benz đã trở thành thương hiệu “ông trùm” trong làng xe hơi ở Đức cũng như toàn cầu. Lợi nhuận tổng mà thương hiệu này đạt được là trên 25 tỷ USD. Các mẫu xe mà dòng Mercedes-Benz được rất nhiều người ưa thích như: Mercedes-Benz C Class; E Class; S Class;…

4. Hãng xe hơi Porsche

Hãng xe hơi Porsche được thành lập vào năm 1931. Được biết Porsche là cùng chung “một nhà” với hãng xe Audi, Volkswagen nhưng mà hãng Porsche lại chọn cho mình một hướng đi hoàn toàn khác hẳn, nó không đi theo hình ảnh của những chiếc xe cao cấp và quý phái mà chọn cho mình phong cách mạnh mẽ – trẻ trung – đậm chất thể thao nhưng chẳng đánh mất đi sự quyến rũ. Vì thế, Porsche cũng là dòng xe sang trọng, trong danh sách xe hơi đắt giá ở trên thế giới.

Những dòng xe quen thuộc của hãng Porsche như: Porsche 911; Boxster; Spyder; Panamer,… Có cả dòng xe phổ thông như Cayenne thì giá trị của nó cũng từ vài trăm nghìn cho tới hàng triệu USD. Những dòng xe này không chỉ giúp cho hãng Porsche khẳng định được tiếng tăm của mình trong suốt trên 80 năm, nó còn là niềm mơ ước của khá đông người trẻ yêu thích xe hơi và dòng xe này.

5. Hãng xe Volkswagen

Hãng xe Volkswagen được thành lập vào năm 1937,  đây là hãng xe và là thương hiệu phổ biến nhất ở trên thế giới hiện nay. Hãng xe này cho ra đời những dòng xe với quy mô sản xuất hàng loạt, được trải dài ở trên khắp thị trường tại Bắc Mỹ với Châu Âu.

Hiện nay tổng số lượng của hãng Volkswagen được bán ra đã lên tới 8,5 triệu chiếc. Với con số này đã đưa Volkswagen trở thành hãng xe sản xuất xe hơi lớn thứ 3 của thế giới, nó chỉ đứng sau BMW với Toyota.

6. Hãng xe Opel

Adam Opel AG (Opel) là một hãng sản xuất ô tô có trụ sở tại Rüsselsheim, Hesse, Đức, thuộc sở hữu của tập đoàn General Motors. Công ty thiết kế, thử nghiệm, chế tạo sản xuất và phân phối các dòng xe hơi, xe thương mại hạng nhẹ và các linh kiện mang nhãn hiệu Opel, phân phối các sản phẩm trên thị trường châu Phi, châu Âu, châu Á và Nam Mỹ. Opel cũng thiết kế và sản xuất các xe mang nhãn hiệu Buick và bán tại Hoa Kỳ, Canada, Mexico, và Trung Quốc, nhãn hiệu Holden tại Australia và New Zealand, và nhãn hiệu Vauxhall tại Anh.

Đến nay, Opel chính thức trở thành thành viên của PSA (Tập đoàn ô tô Pháp Peugeot – Citroen) nhưng Opel vẫn theo đuổi mục tiêu đưa công nghệ Đức và sẽ vẫn là thương hiệu Đức.

Nếu sở hững dòng xe Opel, bạn có thể tham khảo bài viết sau để nhanh chóng tìm được nơi sửa chữa, bảo dưỡng xe ôtô Opel uy tín: https://thanhphongauto.com/sua-chua-bao-duong-xe-oto-opel/